banner

Kiến thức

icon

MÔ HÌNH GIÁ  – TRADER THÔNG THÁI BẮT BUỘC PHẢI BIẾT

icon16.06.2022

Một trong những công cụ giúp nhà đầu tư phán đoán biến động giá trong tương lai gần dành cho nhà đầu tư thông thái đó là mẫu mô hình giá. Bên cạnh các kiến thức về chỉ báo, Trader nắm bắt vững các mô hình giá góp phần gia tăng tính hiệu quả trong quyết định đầu tư. Bài viết nàyAPSC sẽ cung cấp cho NĐT những mẫu hình giá thường xuyên được sử dụng trong đầu tư chứng khoán.

Mô hình giá (Price Pattern) là biểu đồ của giá có những hình dạng nhất định và có tính lặp lại trong quá khứ, chúng thường được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ, và các trader sẽ căn cứ vào đây để dự đoán biến động giá trong tương lại khi chúng có dấu hiệu lặp lại.

           1.Mô hình cốc tay cầm

  • Đặc điểm: Giống hình chiếc cốc, có phần cốc sâu, và phần tay cầm nông hơn.
  • Phần cốc: Thường có dạng hình chữ U hoặc chữ V, thể hiện giá cổ phiếu vừa trải qua một giai đoạn xuống dốc, sau đó tạo đáy và giờ đang có xu hướng đi lên.
  • Phần tay cầm: Khi giá cổ phiếu tăng lên đến miệng chiếc cốc, nhiều trader sẽ bán ra để chốt lời. Do lượng cổ phiếu bán ra nhiều nên giá sẽ bị điều chỉnh giảm một phần. Khi cung giảm dần, lượng mua nhiều thì giá lại đi lên, tạo nên phần tay cầm của chiếc cốc.
  • Tín hiệu: Tăng giá2. Mô hình vai đầu vai
  • Đặc điểm: Gồm 3 đỉnh liên tiếp. Đỉnh giữa cao nhất, 2 đỉnh còn lại ~ nhau.
  • Đỉnh 1 (vai trái): là đỉnh đầu tiên, bắt đầu của mô hình vai đầu vai
  • Đỉnh 2 (đầu): có đỉnh cao hơn đỉnh 1, tượng trưng cho phần đầu
  • Đỉnh 3 (vai phải): có đỉnh thấp hơn đỉnh 2, tượng trưng cho vai phải
  • Đường viền cổ: là đường nối giữa đáy của 2 vai với nhau
  • Tín hiệu: Giảm giá3.Mô hình 2 đỉnh
  • Đặc điểm: Gồm 2 đỉnh cao gần ngang nhau với một đáy nằm ở giữa.
  • Hai đỉnh của mô hình nổi lên rõ ràng, có thể ngang bằng nhau hoặc chênh nhau một chút. Khi nối 2 đỉnh lại với nhau sẽ thành đường kháng cự.
  • Ở giữa hai đỉnh xuất hiện một đáy tạm thời được gọi là đáy trung tâm
  • Đường ngang đi qua đáy trung tâm được gọi là đường viền cổ (neckline) và mang tính chất là đường hỗ trợ.
  • Tín hiệu: Giảm giá4. Mô hình hai đáy
  • Đặc điểm: Gồm 2 đáy thấp gần ngang nhau với một đỉnh nằm ở giữa.
  • Đáy thứ nhất: Thị trường đang ở trong xu hướng giảm (trung hạn hoặc dài hạn), giá di chuyển xuống đến vùng đáy thứ 1. Lúc này, vì giá thấp nên nhu cầu mua tăng lên, khiến giá không thể giảm sâu hơn nữa và bật tăng trở lại.
  • Đỉnh ở giữa:Khi giá bật tăng trở lại từ đáy thứ nhất, có thể coi đây là một sự thoái lui trong xu hướng giảm. Giá chạm đến kháng cự, nhưng lúc này lực bán lại mạnh lên do một số người muốn chốt lời khi giá phục hồi. Vì thế giá lại quay đầu đi xuống
  • Đáy thứ 2: Tương tự như đáy 1, giá lại không thể giảm sâu hơn nữa bởi có nhiều người đợi mua ở vùng giá đó. Điều đó lại làm cho giá lại đảo chiều đi lên, nhưng còn quá sớm để biết được lực mua đã đủ mạnh để giá có thể đột phá được hay không.
  • Breakout khỏi Neckline: Chỉ khi nào giá breakout khỏi kháng cự (đường viền cổ Neckline), thì lúc đó chúng ta mới có thể kết luận rằng lực mua đang rất mạnh và sẽ đẩy giá tăng cao, tạo thành một xu hướng tăng mới.
  • Tín hiệu: Tăng giá5. Mô hình cờ đuôi nheo
  • Đặc điểm: Đường nối các đỉnh hướng xuống, đường nối các đáy hướng lên. Nằm ở cuối 1 xu hướng mạnh.
  • Mô hình cờ đuôi nheo là mô hình giá xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng giá mạnh (cờ đuôi nheo tăng) hoặc một xu hướng giảm giá mạnh (cờ đuôi nheo giảm).
  • Nó là một mô hình giá tiếp diễn xu hướng, cho biết giá sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng/giảm sau một khoảng thời gian đi ngang (tạo thành hình lá cờ).
  • Giai đoạn tạo thành cờ đuôi nheo chính là lúc thị trường tạm nghỉ để “lấy đà”, trước khi tăng tốc theo xu hương trước đó. Trong thời gian tạm nghỉ này, giá thường dao động với biên độ nhỏ và hẹp dần đến khi hội tụ lại 1 điểm, tạo thành một hình tam giác hoàn chỉnh.

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) chỉ hoàn thiện khi giá đã phá vỡ khỏi đường xu hướng trên/hoặc đường xu hướng dưới (hay có thể gọi là đường kháng cự/hỗ trợ)

 

  1. Cờ đuôi nheo tăng (Bullish Pennant)
  • Mô hình Bullish Pennant được hình thành sau một xu hướng tăng mạnh trước đó. Xu hướng tăng này phải đủ lớn để tạo thành cán cờ hoàn chỉnh.
  • Mô hình cờ đuôi nheo tăng có đường kháng cự dốc xuống, và đường hỗ trợ dốc lên, tạo thành một hình tam giác.
  • Sau một thời gian biến động giá nhỏ, giá breakout ra khỏi kháng cự, báo hiệu là phe mua mạnh, và thị trường sẽ bước vào một giai đoạn tăng mạnh.b. Mô hình cờ đuôi nheo giảm (Bearish Pennant)
  • Mô hình Bearish Pennant được hình thành sau một xu hướng giảm mạnh trước đó. Xu hướng tăng này phải đủ lớn để tạo thành cán cờ hoàn chỉnh.
  • Mô hình cờ đuôi nheo giảm có đường kháng cự dốc xuống, và đường hỗ trợ dốc lên, tạo thành một hình tam giác.
  • Sau một thời gian biến động giá nhỏ, giá breakout ra khỏi hỗ trợ, báo hiệu là phe bán mạnh lên, và thị trường sẽ bước vào một giai đoạn giảm mạnh.

Tổng kết

Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật như một bức tranh ngắn gọn mô phỏng tất cả việc mua và bán đang diễn ra trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Các mô hình giá có xu hướng lặp lại nhiều lần, và các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết nó, kích thích tâm lý đầu tư và ra quyết định giao dịch.

Các mô hình giá có thể là đảo chiều, tiếp diễn hoặc song phương, nhưng ý nghĩa của chúng là thể hiện cuộc đấu tranh giữa bên mua – bên bán xem bên nào đang và sẽ kiểm soát thị trường.

Mặc dù các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật mà chúng mình đã đề cập trong bài không phải là tất cả các mô hình hành động giá có thể hình thành trên thị trường, nhưng chúng là những mô hình quan trọng nhất và bạn thực sự nên dành chút thời gian để nghiên cứu chúng.

Chia sẻ:
bnt_upVề đầu trang